Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu bệnh gì

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu bệnh gì


Thời gian qua, phòng khám Thái Bình Dương nhận được khá nhiều câu hỏi về việc đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Đa số, trường hợp đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, cơ thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm nào đó nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Để giải đáp những câu hỏi của mọi người gửi đến các chuyên gia phòng khám nam khoa Thái Bình Dương đưa các bạn tìm hiểu hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì trong nội dung dưới đây.

Dẫn chứng một câu hỏi của một người bệnh:

Anh Tiêu Dao, 34 tuổi, Đồng Tháp có câu hỏi: "Gần đây, tôi có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhiều nhưng không đau rát gì. Có lúc ra máu cục dính trên phân và trên giấy vệ sinh, có lúc máu chảy nhiều thành dòng, thành tia. Tôi rất lo lắng không biết đi ngoài ra máu là bị bệnh gì, có nguy hiểm không? Tìm hiểu sơ thông tin trên mạng thì tối biết đó là biểu hiện của bệnh trĩ và nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Mong các bác sĩ tư vấn giúp tôi!"



Đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh gì?


Đi ngoài ra máu dấu hiệu của bệnh gì

Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu, hoặc hậu môn chảy máu sau phân. Có nhiều nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi nhưng hầu hết các trường hợp bị đi ngoài ra máu là dấu hiệu của các bệnh lý dưới đây:

Bệnh táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thông thường mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân của bệnh có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, hoặc do tâm lý căng thẳng gây ra.

Bị táo bón phân thường khô và rất cứng, gây khó khăn cho việc đi đại tiện của người bệnh. Chính vì thế, mỗi lần đi ngoài, người bệnh phải cố rặn, thành hậu môn chịu nhiều áp lực, lâu dần bị rách và gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ tươi.

Tác hại: Táo bón tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Thái Bình Dương cho biết, bệnh nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.

Đây là bệnh lý có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, trong số đó, nhóm người ở độ tuổi từ 30 – 50 là đối tượng có nguy cơ cao. Khi đi đại tiện, máu có thể lẫn trong phân, hoặc chảy máu nhỏ giọt sau phân, tùy vào tình trạng và mức độ của từng người bệnh.

Tác hại: Cơ thể suy nhược, thiếu máu, vùng hậu môn bị viêm nhiễm, trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng máu.


Đi cầu ra máu thường xuyên là triệu chứng bệnh gì


Nứt kẽ hậu môn - nguyên nhân gây đi ngoài ra máu


Bệnh polyp đại trực tràng

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng, đặc biệt là nhóm người trên 50 tuổi, người từng có khối u trước đó, hoặc những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học.

Bệnh nhân bị polyp hậu môn đại trực tràng thường bị chảy máu khi đi cầu, máu tươi có thể lẫn trong phân, dính vào giấy vệ sinh, hoặc quần lót sau mỗi lần đi đại tiện. Lượng máu bị mất đi tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân.

Tác hại: Polyp đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng. Hơn thế nữa, bệnh polyp đại tràng ở một số trường hợp có thể là khối u đã bị ung thư, hoặc sẽ trở thành bệnh ung thư.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ (còn gọi là bệnh lòi dom), đây là bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng phổ biến, có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ chính là đau rát khi đi đại tiệnđại tiện ra máu tươi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, mức độ chảy máu ngày một nặng, rất nguy hiểm.

Tác hại: Thiếu máu, nhiễm trùng máu, thậm chí ung thư hậu môn trực tràng, tính 
mạng của người bệnh vì thế bị đe dọa. cắt trĩ bao nhiêu tiền

Bệnh viêm loét đại trực tràng

Thường xuyên đi cầu ra máu tươi, kèm theo dịch nhầy trong phân và một số triệu chứng như đau dữ dội vùng bụng dưới, bị sốt,… là biểu hiện bạn đang mắc bệnh viêm loét đại trực tràng.

Tác hại: Viêm loét đại trực tràng mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời và triệt để, nguy cơ ung thư trực tràng rất cao.

Bệnh ung thư trực tràng

Khác với bệnh trĩ, lượng máu mất đi của bệnh ung thư trực tràng thường lớn hơn. Tuy nhiên, người bệnh thường đi ngoài ra máu đen hoặc đỏ sẫm.

Tác hại: Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư trực tràng có khả năng di căn cao, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, những người đang mắc các bệnh toàn thân như bệnh máu khó đông, bệnh máu trắng,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.

Tóm lại, việc thường xuyên bị đi ngoài ra máu tươi rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày, đe dọa tính mạng của con người. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm nhất.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đi ngoài ra máu tươi là bị bệnh gì, các chuyên gia phòng khám nam khoa Thái Bình Dương hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 08.38.778.555 nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét